Thủ thuật xử lý kịp thời laptop bị vào nước hoặc chất lỏng khác.
Một trong những nguyên nhân vô duyên nhất có thể tiễn thẳng chiếc Laptop của bạn ra hàng đồng nát là “đổ nước vào laptop”, ngoài nước ra đôi khi còn có nhiều chất lỏng phong phú hơn như cà phê, nước ngọt, bia v.v… Vậy làm thế nào để xử lý kịp thời những trường hợp trên với hy vọng cứu sống chiếc laptop của bạn? Bài viết này xin chia sẻ một số thủ thuật theo từng bước như sau:
1- Tắt nóng Laptop, rút nguồn, tháo pin:
Nguy cơ cao nhất có thể xảy ra ngay sau khi laptop vào nước chính là chập mạch (do chất lỏng dẫn điện) gây cháy linh kiện không thể cứu chữa. Vì vậy hãy lập tức tắt nóng laptop bằng cách nhấn và giữ nút nguồn trong giây lát, nếu bạn đang nối với nguồn điện thì nên rút ngay dây nguồn ra. Khi máy tắt hoàn toàn hãy lật máy lại tháo pin ra thật nhanh. Thậm chí bạn lật máy lại tháo pin ngay lập tức càng tốt.
Rút nguồn, tháo pin ngay lập tức
Các bước trên có mục đích chủ yếu là ngắt ngay nguồn điện cung cấp cho các linh kiện để tránh việc chập mạch. Tiếp theo đến bước 2.
2- Lật ngược máy, tránh để nước thấm sâu hơn:
Lật ngược máy lại ngay, nước có thể chảy bớt ra ngoài
3- Lau chùi ngay chỗ nào có thể lau:
Sau khi để lật ngược máy một thời gian, bạn tiếp tục dùng khăn giấy hoặc loại vải có khả năng thấm nước cao để lau chùi những vết chất lỏng còn sót lại trên máy. Chú ý thấm khô trên các phím và các khe hở có thể đọng nước lại.
Dùng khăn lau và thấm sạch chất lỏng còn sót lại
4- Tháo rời bàn phím, lau sạch phím và bên dưới phím:
Thậm chí nếu bàn phím của bạn là loại chống thấm cho các linh kiện thì cũng nên tháo ra lau chùi cho chắc. Lột luôn miếng dán bàn phím nếu có. Bước này là cần thiết, và vì trước sau gì bạn cũng phải tháo cả máy ra để hong khô.
Tháo phím ra, chùi sạch lại một lần nữa bàn phím và cả bên dưới phím
5- Tháo rời toàn bộ linh kiện máy tính:
Trước khi tháo, hãy chú ý khử tĩnh điện cho cơ thể trc khi cầm linh kiện, ví dụ đeo vòng khử tĩnh điện hoặc đi chân không chạm đất. Tháo bung toàn bộ máy theo quy trình, trải một miếng vải mềm thấm nước và để linh kiện lên, để thấm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiếp đó, dùng tăm bông chùi sạch từng linh kiện, từng khe hở và các chi tiết nhỏ trên linh kiện đó. Lưu ý trước đó bạn cũng tháo rời những thiết bị di động khác được kết nối với máy như ổ flash, usb, ổ di động, các hub usb, chuột, phím kèm theo.Nếu bạn không dám hoặc ngại tháo rời các linh kiện bên trong ra thì nên đem ngay ra tiệm, hoặc nhờ ai đó có khả năng tháo lắp laptop. Tháo ổ cứng ra khỏi máy để bảo vệ dữ liệu. Tháo cả ổ quang (CD/DVD) ra luôn. Tháo rời thanh RAM và các loại card khác ra khỏi máy.
Tháo ra hết để trên vải mềm thấm nước
6- Chùi sạch các vết khô cứng, bám bẩn của chất lỏng trên linh kiện bằng cồn:
Nếu bạn bị đổ các loại chất lỏng khó chịu như cà phê, nước ngọt, thậm chí là các loại canh hoặc thức ăn lỏng khác. Trên linh kiện sẽ dính đầy các vết vừa dính vừa ẩm rất khó chịu, có thể cả dầu mỡ trên đó. Lúc này bạn sẽ dùng cồn isopropyl 99 độ (chắc tủ thuốc gia đình nào cũng có) thấm vào tăm bông, chùi sạch các vết dính đó. Cồn sẽ mau bay hơi lại có tính tẩy rửa sẽ ko làm hư linh kiện của bạn.
Dùng cồn 90 độ chùi sạch vết bẩn.
7- Hong khô toàn bộ linh kiện, sử dụng biện pháp hút ẩm:
Sử dụng nhiều biện pháp có thể để hong khô linh kiện. Ví dụ, bạn có thể phơi bàn phím ngoài nắng, dùng máy sấy độ nóng vừa phải, sấy các linh kiện như main, ram, các loại card khác. Về phần các ổ cứng, ổ đĩa, bạn có thể cho vào 1 cái khay và đổ gạo lên trên các linh kiện đó. Gạo có khả năng hút ẩm cao, sẽ hút toàn bộ chất lỏng còn lại trong linh kiện, tuy nhiên việc này sẽ tốn thời gian. Tốt nhất bạn cho hẳn linh kiện vào thạp gạo gia đình, kín khí và hút ẩm nhanh.
Tận dụng gạo như một phương pháp hút ẩm tích cực
Cuối cùng, khi chắc chắn linh kiện đã khô ráo hoàn toàn. Bạn có thể lắp lại máy và thử khởi động. Chúc mừng bạn cứu máy tính thành công và có thêm kinh nghiệm nếu máy hoạt động trở lại. Xui xẻo hơn, nếu máy bạn hoạt động như không ổn định, hoặc tệ hơn là không thể khởi động thì bạn chỉ còn nước đem ra tiệm cầu cứu.
Đăng nhận xét